-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lưu ý khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
26/12/2022 Đăng bởi: Lê Thị Phương Dung
Trong cuộc sống bận rộn hằng ngày, chúng ta thường có xu hướng không dùng đủ bữa.Vì thế, hầu hết chúng ta đều thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng. Nhưng kể cả đối với những người dù có ăn uống đầy đủ vẫn không thể hấp thu đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Điều đó dẫn đến sự ra đời của các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Theo nhu cầu của người tiêu dùng, ngày càng có nhiều thương hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe xuất hiện trên thị trường.
Trên thị trường hiện nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được tiêu thụ ngày càng nhiều tại nước ta cho dù người dân chưa được tư vấn nhiều về cách sử dụng loại thực phẩm này. Vậy Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Sự khác nhau giữa thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thuốc
Sự xuất hiện của nhiều thương hiệu cộng với việc không hiểu rõ về thông tin chi tiết của sản phẩm khiến nhiều người thường nhầm lẫn rằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thuốc là một. Nhưng thực tế, đây là 2 sản phẩm hoàn toàn tách biệt, đi cùng với công dụng khác nhau cho cơ thể:
Thuốc có tác dụng chữa bệnh bằng cách tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quá trình sinh hóa, chuyển hóa các chất trong cơ thể, từ đó làm thay đổi cấu trúc sinh lý và bệnh lý, giúp phòng bệnh và điều trị bệnh.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là sản phẩm giúp bổ sung những chất thiếu hụt trong cơ thể để đảm bảo quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe, phòng ngừa bệnh, chứ không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh trong điều trị bệnh.
Sau cùng, việc sử dụng hằng ngày thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực lên cơ thể.
Hiện nay, việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua hình thức online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán hàng này để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật. Nhiều trường hợp sản phẩm không có địa chỉ công ty, không có nơi bán hàng cố định, khách đặt hàng được người giao hàng đưa hàng và thu hộ tiền cho người bán, không có hóa đơn bán hàng, do vậy không rõ nguồn gốc sản phẩm để có thể truy cứu trách nhiệm khi sản phẩm không đúng như quảng cáo.
Lưu ý khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau :
1. Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;
2. Gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
3. Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
2. Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm;
3. Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;
4. Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng;
5. Mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên. (theo https://vfa.gov.vn)
Người tiêu dùng cần chọn mua các sản phẩm đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận; Chọn mua ở các cửa hàng, các trang web có thương hiệu uy tín và địa chỉ rõ ràng; Chọn mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khi nhận hàng phải quan sát kỹ thông tin trên bao bì (nơi sản xuất, ngày sản xuất, thành phần, công dụng, cách bảo quản) để tránh mua sản phẩm kém chất lượng./.
Xem thêm:
- Phép lạ Cha Phanxicô Xavie Trương Bửu Diệp cầm tay giáng bút vẽ thanh đao ở cổ Ngài
- PHÂN BIỆT HÀNG GIẢ HÀNG NHÁI DỰA VÀO ĐÂU?
- Hàng Cont, Hàng Air Là Hàng Gì? Nên Chọn Hàng Cont Hay Hàng Air
- Uống omega 3 có tác dụng gì? Có dùng được hằng ngày không
- Hiểu và phối đồ chuẩn theo phong cách Bohemian
- 3 cách phối đồ với giày cao gót hợp lý, hợp tone
- Học Quang Vinh cách chọn phụ kiện thời trang cho mọi chuyến đi
- 5 xu hướng thời trang giúp bạn trẻ ra cả chục tuổi
- 6 mẹo thời trang công sở dành cho nữ CEO đẳng cấp